Bối cảnh và cơ sở pháp lý Dự án Luật Chuyển đổi giới tính (Việt Nam)

Theo Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2005, cá nhân có quyền xác định lại giới tính, tuy nhiên, trường hợp này chỉ có thể đối với trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác. Trong khi đó, điều 27 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ cho phép người "được xác định lại giới tính" thay đổi họ tên. Dù các quy định từ văn bản luật chưa đề cập đến người chuyển giới, nhưng đã không có sự phân biệt trong một số luật cụ thể, như Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi năm 2014), Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và nhiều luật khác.[1]

Đến năm 2015, Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ luật Dân sự mới với quy định về chuyển đổi giới tính. Cụ thể ở điều 37 của Bộ luật Dân sự năm 2015, "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan". Sau quy định này, Việt Nam trở thành quốc gia thứ 11 tại châu Á, hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể.[1] Việc này được cho là gây ra nhiều vấn đề đến xã hội, khó khăn về sức khỏe, giao dịch dân sự và cuộc sống hàng ngày với người chuyển giới.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dự án Luật Chuyển đổi giới tính (Việt Nam) https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-... https://baochinhphu.vn/thuong-vu-quoc-hoi-cho-y-ki... http://baotnvn.vn/tin-tuc/Giao-duc/19396/Du-thao-L... https://chinhphu.vn/?pageid=30187&vbid=4788&title=... https://vnexpress.net/du-thao-luat-chuyen-gioi-co-... https://vneconomy.vn/de-nghi-xay-dung-luat-chuyen-... https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2023/... https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tan-thanh-de-nghi-xa... https://www.businessinsider.com/vietnam-law-allow-... https://en.vietnamplus.vn/revolutionary-changes-pr...